Hướng dẫn bảo trì bảo dưỡng pa lăng hiệu quả
Công việc bảo trì bảo dưỡng palăng là một công việc hết sức quan trọng trong quá trình sử dụng pa lăng. Nếu làm đúng cách và thường xuyên sẽ giúp thiết bị pa lăng của bạn hoạt động ổn định, tăng tuổi thọ của pa lăng tăng thêm tính an toàn trong quá trình sử dụng. Bởi vậy, trong bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn các cách bảo trì bảo dưỡng palăng hiệu quả nhất.
1, Vệ sinh pa lăng
Đây là cách làm đơn giản mà hiệu quả nhất, bất cứ dòng thiết bị pa lăng xích nào cũng có thể áp dụng cách này. Công việc cần làm chỉ cần một chiếc khăn tẩm dầu rồi lau các vị trí trên một chiếc pa lăng là được. Mục đích của công việc này là lau sạch đi các vết bẩn cũng như các chất có tính axit làm ăn mòn pa lăng.
Lưu ý: tuyệt đối không sử dụng nước hoặc hóa chất để vệ sinh palang vì phần lớn các dung dịch không đạt chuẩn thường chứa các chất gây ăn mòn.
2, Kiểm tra các vị trí rỉ sét, nứt vỡ
Trong quá trình sử dụng pa lăng tất nhiên không thể không tránh khỏi thiết bị số ma sát hoặc va đập vào các vật thể nào đó dẫn đến tình trạng thiết bị bị xước sơn và nứt vỡ. Chính vì vậy khi sử dụng bạn cần phải quan sát thường xuyên và phát hiện ra các lỗi này sớm nhất để đảm bảo cho tính an toàn khi vận hành pa lăng. Cách bảo trì và sửa chữa các lỗi trên khá đơn giản:
-Với các vị trí bị xước bạn chỉ cần vệ sinh sạch sẽ và lau dầu lại là được. Nếu có điều kiện hơn hãy sơn lại một lớn sơn tĩnh điện tại vị trí đó.
- Với các chi tiết bị rạn nứt nếu là các chi tiết dễ khắc phục thì hãy hàn nó lại còn nếu các chi tiết phải chịu lực lớn tốt nhất lên thay thế để đảm bảo palang hoạt động tốt nhất.
>>Xem thêm: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại pa lăng
3, Bôi trơn và thay dầu mỡ với các thiết bị pa lăng xích sử dụng động cơ
Các dòng pa lăng xích sử dụng động cơ điện thường có vô số các chi tiết cần phải bôi dầu. Công việc bôi dầu và thay dầu sẽ giúp các chi tiết chuyền chuyển động của pa lăng trong quá trình vận hành giảm được một lượng ma sát lớn, giảm nhiệt lượng phát sinh.
Lưu ý với dòng pa lăng cáp điện có sử dụng hộp giảm tốc khi thay dầu cần chú ý đến định mức dầu mà nhà sản xuất quy định. Thường mức dầu đổ vào hộp giảm tốc của palăng sẽ được ghi trên thị bị. Một số mức dầu điển hình như tải trọng 1 tấn đổ 0.65lit, tải trọng 2 tấn đổ 1.5lit, tải trọng 3 tấn đổ 1.65lit, tải trọng 5 tấn đổ 2.35 lít. Mức dầu này chỉ để tham khảo.
>>Xem thêm:
4, Kiểm tra tổng quan các bộ phận của pa lăng
Công việc kiểm tra tổng quan các bộ phận của pa lăng cũng vô cùng quan trọng dưới đây là một số thao tác kiểm tra cơ bản:
Kiểm tra móc cẩu: Đánh giá tổng quan tình trạng móc cẩu, móc không được han gỉ quá nhiều, chú ý rằng móc không bị rạn nứt. Trên móc cẩu có 3 điểm được đánh dấu bằng điểm đỏ mục đích để xác định độ biến dạng của móc. Để kiểm tra hãy sử dụng thước tam giác.
Kiểm tra xích tải và cáp tải: xích tải và cáp tải là 2 bộ phận chịu tải lớn nhất khi thiết bị pa lăng kéo hàng hóa lên cao. Bởi vậy cần kiểm tra kỹ, nếu phát hiện ra lỗi như rạn nứt hay đứt gãy hãy khắc phục, nếu lỗi lớn có thể tiến hành thay thế luôn.
Kiểm tra bánh răng: các bộ phận bánh răng là bộ phận truyền chuyển động chính của pa lăng bất kể là pa lăng sử dụng động cơ hay pa lăng sử dụng sức người vì thế mà bộ phận này rất dễ bị hư hỏng trong quá trình sử dụng lâu ngày.
Kiểm tra hệ thống phanh với các thiết bị pa lăng sử dụng điện: Hệ thống phanh là bộ phận quan trọng cho sự hoạt động chính xác của pa lăng vì thế hãy chú ý xem phanh có bị mòn không và nếu má phanh bị mòn quá thì hãy thay ngay lập tức.
Trên đây là tổng hợp các kiến thức về bảo trì bảo dưỡng pa lăng hiệu quả hãy làm theo các cách trên để cho chiếc pa lăng của bạn hoạt động ổn định và an toàn nhất.
0 comments